Để cho con bạn phạm lỗi
Những lỗi lầm tạo ra những cơ hội để học hỏi sửa đổi bản thân
Chúng ta học được nhiều từ những lỗi lầm đã phạm hơn là từ những việc đã xảy ra tốt đẹp. Điều này rất đúng với trẻ em đặc biệt là trong giai đoạn phát triển sự làm chủ bản thân.
Tạo một môi trường có thái độ thân thiện với lỗi lầm
- Lỗi lầm là một phần tự nhiên trong quá trình học hỏi, đặc biệt là khi làm việc cần có sự kiên nhẫn và không giận dữ. Trẻ nhỏ cần thực tập rất nhiều khi học một điều gì mới. Cần rất nhiều thời gian để một bé nhỏ có thể tự ăn mà không làm rơi thức ăn trên quần áo hoặc để bé có thể hiểu được chiếc giày nào nên mang vào chân nào.
- Khi trẻ em được phép phạm sai lầm, chúng sẽ cảm thấy được chấp nhận và được yêu thương một cách vô điều kiện bởi vì yêu thương không bị ràng buộc bởi những gì trẻ có thể làm hay cách trẻ cư xử như thế nào. Những gì trẻ có thể làm hay cách trẻ có thể cư xử không phải là những thứ trẻ có thể kiểm soát được lúc ban đầu và khi yêu thương là một thứ phụ thuộc vào thứ nào đó, trẻ không thể kiểm soát được và có cảm giác không an toàn.
Cho con bạn thấy được thái độ tích cực đối với sai lầm
- Chấp nhận rằng bé vẫn đang học hỏi. Bạn có thể cảm thấy khó chịu trong khi con bạn phụ giúp lấy chén dĩa ra khỏi máy rữa chén, bé làm rớt một cái dĩa và làm bể nó, nhưng nếu bạn tỏ ra giận dữ về việc này thì bé sẽ không bao giờ muốn thử công việc này nữa. Nếu như chúng ta áp dụng một thái độ tích cực và nói rằng ‘Không sao cả, hãy cùng nhau đi lấy đồ hốt rác và dọn sạch chúng’ bé cảm thấy chúng ta hiểu được bé không cố ý làm vỡ cái dĩa và biết rằng bé đang học tập và bé sẽ cảm thấy được khuyến khích nhiều hơn và sẵn sàng tiếp tục làm công việc đó tốt hơn. Bé càng thực hành nhiều thì bé càng có thể làm chủ cơ thể của mình hơn.
- Cố gắng đừng làm giúp bé. Bạn cũng thấy khó khăn khi chỉ đứng và quan sát con bạn đang nỗ lực làm một việc nào đó mà bạn biết rằng bạn có thể làm một cách dễ dàng hơn nhưng bé chỉ có thể trở nên thành thạo hơn trong công việc bằng cách tự mình cố gắng làm. Khi chúng ta nhảy vào can thiệp và làm giúp bé, chúng ta đã truyền tải một thông điệp cho bé rằng chúng ta không nghĩ bé có khả năng làm việc đó và nếu chúng ta làm như vậy thường xuyên thì bé sẽ không tiếp tục cố gắng nữa.
Dành đủ thời gian
- Bé cần có thời gian để có thể làm thành thạo một công việc nào đó và không mắc phải lỗi, nhưng khi bé được khuyến khích rèn luyện bởi vì bạn không phê bình hay sửa lỗi sai của bé, thì bé sẽ hình thành một thái độ tích cực để tự mình khám phá.