Những câu hỏi thường gặp về hành vi của trẻ nhỏ
Tôi có nên can thiệp khi các con của tôi đang cãi nhau?
Các con của tôi lúc nào cũng cãi nhau và tôi luôn phải làm trung gian hòa giải cho chúng. Bạn có thể cho biết một vài lời khuyên để ngăn ngừa những cuộc cãi nhau gây mệt mỏi này không?
Nếu có thể, hãy cho con bạn cơ hội phát triển kỹ năng xã hội của chúng bằng cách cho các bé tự mình giải quyết vấn đề của chúng. Ghi xuống những lĩnh vực có vấn đề và tổ chức một môi trường nhầm giảm thiểu xung đột; ví dụ như, trang bị một cái kệ cao để những món đồ chơi cho bé lớn tuổi hơn và một cái kệ thấp hơn cho bé nhỏ tuổi hơn. Nếu có một vài món đồ chơi dành cho cả hai anh em, bạn có thể đưa ra luật rằng khi ai đó đang sử dụng một món đồ chơi, thì món đồ chơi đó không thể lấy chơi được mà phải chờ đến khi nó được đặt lại trên kệ. Sử dụng thảm hay chiếu để đánh dấu không gian chơi của cá nhân. Hoạt động trên thảm sẽ không được đụng vào trừ khi người đang sử dụng đặt đồ chơi hoặc món hoạt động đó trở lại trên kệ.
Trao cho con ngôn ngữ mà con bạn cần, như nói ‘Xin dừng lại, John đang chơi với đồ chơi đó. Hãy chờ đến khi cậu ta chơi xong’. Quan sát điều gì xảy ra và chỉ can thiệp khi hành vi trở nên gây hấn hoặc bạo hành. Khuyến khích con bạn bộc lộ cảm xúc của mình qua lời nói. Hãy là người trung gian, mỗi lần hỏi một câu hỏi, ‘Con có điều gì muốn nói không? Hãy lắng nghe, đừng bình luận. Quay sang đứa bé kia và lập lại câu hỏi. Tiếp tục hỏi lần lượt như thế đến khi cả hai đã bộc lộ hết những điều muốn nói. Quá trình làm dịu này thường cho ra một giải pháp.
Đánh hay không?
Tôi có nghe rằng trẻ em cảm thấy an toàn hơn với những giới hạn khi cha mẹ các bé sử dụng hình phạt thể xác. Điều này có đúng không?
Sự tức giận thường là nguyên nhân khi cha mẹ phải sử dụng đến hình phạt thể xác. Nếu cha mẹ dành thời gian để bình tĩnh lại, họ có thể nghĩ ra phương cách khác để sửa trị con họ. Phương pháp này cho con bạn biết rằng đánh người khác là bình thường và chuyện người lớn đánh người nhỏ hơn là việc chấp nhận được. Con bạn học rằng đánh nhau là cách để giải quyết vần đề. Con bạn cũng học cách sợ bạn. Hình phạt thể xác có thể tạo ra một đứa trẻ giận dữ và bị xúc phạm, bé có thể nổi loạn chống đối hoặc co rút lại. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy rằng hình phạt bạo lực dẫn đến tính gây hấn và ăn hiếp bắt nạt.
Làm thế nào để tôi kiểm soát một đứa trẻ mới biết đi muốn sờ vào tất cả mọi thứ?
Đứa con mới chập chững đi của tôi sờ vào tất cả mọi thứ và tôi phát hiện bản thân mình la hét ‘Không, không!’ và giật đồ lại khỏi tay bé, điều này dẫn đến sự phản đối thịnh nộ. Có phương pháp nào khác hơn không?
Tạo một nơi an toàn cho con bạn chơi và học hỏi. Cố gắng đừng nói không đối với mọi thứ. Trẻ nhỏ cần khám phá để học hỏi. Nếu con bạn lúc nào cũng nghe ‘đừng đụng vào’, bé có thể đánh mất sự hiếu kì của bé hoặc củng cố quyết tâm để đụng vào. Nhưng khi ai đó để một cây viết hoặc con dao trên một chiếc bàn thấp, bé cần được nghe ‘không’ ngay lúc bạn nhảy đến để lấy đi món đồ vật khỏi tay bé. Lời nói và cảm xúc sau câu nói ‘không’cho bạn thời gian bạn cần để với tới món đồ đó trước khi bé chạm vào. Nếu bé đã cầm một vật nào như một cây kéo, hãy để bé cầm trên tay một chút dưới sự thận trọng theo sát của bạn trong khi bạn nói cho bé tên của vật đó. Đôi khi chỉ cần biết tên của một vật nào đó cũng đủ làm cho đứa trẻ thỏa mãn.