Kỷ Luật Tự Giác
Hãy giúp con tự mình chịu trách nhiệm
Là bậc cha mẹ, giúp con nhỏ học cách tự chủ là một trong những việc thử thách nhất. Tất cả chúng ta đều mong muốn rằng có thể sống một cuộc sống đời bình thường cùng với nhận thức rằng chúng ta có thể đặt niềm tin ở đứa con nhỏ trong việc chúng hành xử và đối phó với nhiều hoàn cảnh xã hội khác nhau. Bạn có thể tạo ra những tình huống để con bạn phát triển tính kỷ luật tự giác theo ba bước đơn giản sau đây:
Xây dựng một môi trường khuyến khích tính kỷ luật tự giác
Kết nối con bạn với cuộc sống đang diễn ra xung quanh bé bằng cách cho bé tham gia vào các hoạt động thực tiễn và để bé được lựa chọn.
Sắp xếp thời gian cho bé tham gia những sinh hoạt trong nhà, trong khoảng thời gian này cho phép bé làm việc theo tiến độ phù hợp với mình, tôn trọng công việc và chơi đùa theo lựa chọn của bé.
Các hoạt động thực tiễn
Với bạn, có thể việc lau chùi hoặc rửa chén bát không có gì hứng thú nhưng với trẻ nhỏ thì chúng lại rất yêu thích những công việc này. Tham gia vào đời sống trong nhà giúp bé dần dần cảm nhận được mình là một phần của gia đình và cũng bắt đầu nhận thức được việc tự chịu trách nhiệm cho những hành động của mình
Nhấn vào các đường liên kết để tìm hiểu về cách giúp con bạn tham gia vào các hoạt động thực tiễn trong nhà.
Lựa chọn
Khi trẻ nhỏ được quyền lựa chọn một số việc cho chính mình, chúng bắt đầu có khả năng suy nghĩ cho bản thân và điều này giúp chúng lựa chọn những hành động cho chính mình. Tự lựa chọn hành động cho chính bản thân là bước khởi đầu của quá trình hình thành tính kỷ luật tự giác.
Nhấn vào các đường liên kết để tìm hiểu cách giúp trẻ lựa chọn
Phạm lỗi
Chúng ta học được nhiều hơn từ những lỗi lầm mà chúng ta phạm phải hơn là từ những việc đã được hoàn thành tốt. Điều này rất đúng với trẻ em đặc biệt là trong giai đoạn phát triển sự làm chủ bản thân
Nhấn vào các đường liên kết để tìm hiểu về cách phản ứng khi trẻ làm lỗi để trẻ có thể cảm thấy thoải mái học hỏi từ những sai lầm của mình và từ đó học cách kiểm soát bản thân.
Đặt ra giới hạn
Trẻ nhỏ cần biết việc gì chúng được phép làm và việc gì không được phép làm. Giới hạn một cách nhất quán giúp trẻ cảm nhận được sự an toàn và cho trẻ một khuôn mẫu của những cách cư xử có thể chấp nhận được.
Nhấn vào những đường liên kết để tìm hiểu về cách làm sao đặt ra những giới hạn có thể đoán trước và không thay đổi để giúp trẻ phát triển tính kỷ luật tự giác.
Nhận thức hành vi
Trẻ em ở độ tuổi rất nhỏ chưa có ý thức được chúng cư xử như thế nào. Các bé chưa có khả năng suy nghĩ là chúng có nên hay không nên làm một điều gì đó. Khi sự nhận thức bắt đầu hình thành ở trẻ, bạn có thể giúp trẻ bắt đầu nhận thức được hành động của mình ảnh hưởng đến người khác như thế nào và điều này sẽ giúp bé bắt đầu suy ngẫm về hành vi của mình.
Nhấn vào các đường liên kết để tìm hiểu cách giúp trẻ bắt đầu nhận thức được hành vi của mình.