Đặt ra giới hạn rõ ràng

Trẻ nhỏ cần biết việc gì chúng được phép làm và việc gì không được phép làm. Giới hạn một cách nhất quán giúp trẻ cảm nhận được sự an toàn và cho trẻ một khuôn mẫu của những cách cư xử có thể chấp nhận được.

Tạo một môi trường có những giới hạn rõ ràng

  • Việc đặt ra những giới hạn rõ ràng cho trẻ một cách chính xác thì có thể sẽ rất khó khăn. Là cha mẹ, chúng ta bị ảnh hưởng bởi những gì chúng ta bị giới hạn khi còn là trẻ em và những giới hạn do cha mẹ của chúng ta đặt ra. Chúng ta cũng bị ảnh hưởng bởi những điều cha mẹ khác cho con họ làm và chúng ta luôn phải tìm ra sự thăng bằng đúng đắn. Tìm ra được mức trung dung giữa sự quá dễ dãi và quá khắc khe là điều rất quan trọng.
  • Đừng bao giờ lúc nào cũng nói đồng ý. Đôi khi việc để con bạn làm theo ý của bé có vẻ dễ dàng hơn vì nó khiến bé ngưng khóc và cảm thấy vui vẻ nhưng khi chúng ta luôn luôn nói đồng ý với con chúng ta thì các bé sẽ trở thành những người không có khả năng chấp nhận được các giới hạn. Một đứa trẻ sống trong tự do không có giới hạn có thể sẽ trở thành một người lớn không chấp nhận được thẩm quyền của thầy cô giáo, những người lớn khác, người chủ ở sở và ngay cả luật pháp.
  • Đừng bao giờ luôn luôn nói không. Mặc khác khi chúng ta luôn nói không với trẻ, thì chúng sẽ trở thành người không thể suy nghĩ và tự ra quyết định cho bản thân mình.

Nối kết con bạn với những giới hạn

Việc đặt ra giới hạn sẽ hiệu quả nhất khi con bạn cảm nhận được bạn hiểu và tôn trọng bé. Cha mẹ đôi lúc cố gắng kỷ luật trẻ bằng cách nói, hướng dẫn và chỉ ra cho con họ việc phải làm. Tuy nhiên đôi khi hành động sẽ có tác động mạnh hơn là lời nói. Những cái ôm, nháy mắt, nụ cười và yên lặng quan sát các sinh hoạt có mục đích của bé sẽ gửi đến con bạn một thông điệp rằng bé đang đi đúng đường. Thỉnh thoảng chỉ đưa tay giúp đở bé hay chỉ hỏi con bạn nếu bé cần sự hỗ trợ của bạn đã là tất cả sự ủng hộ mà bé cần đến. Tương tự như vậy, một cái cau mày hay nhăn nhó truyền đạt ý không tán thành tốt hơn là những lời giận dữ và la mắng. Đây là một vài cách thức hữu ích mà bạn có thể áp dụng.

Sử dụng vật dụng trong nhà và các món đồ chơi đúng theo chức năng của chúng

  • Chỉ cách sử dụng đồ chơi. Nếu con bạn ném món đồ chơi phân loại hình khối của bé, hãy nói rằng,‘Hãy nhẹ nhàng với đồ chơi của con’ và sau đó nhặt một trong những hình khối và cho nó vào từng lỗ trống cho đến khi chúng lọt vào trong một cái lỗ trống phù hợp. Trẻ nhỏ thỉnh thoảng thể hiện tính khí bất thường, nhưng điều này không có nghĩa là các bé hư hỏng và thường rất dễ dàng làm cho bé tập trung trở lại vào một hoạt động có tính xây dựng. Nếu như bé lại tiếp tục ném món đồ chơi, có thể bé muốn nói với bạn rằng bé muốn một thứ gì đó để ném và bạn có thể đổi hướng cho bé bằng cách nói: “Chúng ta hãy cùng ra ngoài ném banh.”
  • Sử dụng các đồ vật cho mục đích riêng của nó. Làm gương tốt cho con bạn trong cách sử dụng các món đồ bằng cách chỉ cho bé biết rằng ‘ghế là để ngồi, giường là để nằm ngủ và bàn là để sử dụng cho các bữa ăn, v…v…’ Nếu bé nhảy lên giường, bạn nói ‘Giường là để ngủ, con có thể nhảy ở bên ngoài’. Hãy chắc chắn rằng nguyên tắc này áp dụng cho tất cả mọi người, không chỉ riêng cho con bạn. Chính bạn cũng không nên đứng trên ghế!

Làm gương, tạo ra và duy trì trật tự

  • Chỉ bé cách cất dọn đồ chơi. Giữ một vài món đồ chơi trên kệ và thay đổi chúng với những món khác trong một cái tủ để giữ khu vực chơi của bé luôn được sạch sẽ và gọn gàng. Nếu bạn làm gương trong việc cất dọn đồ sau khi sử dụng, cuối cùng là con bạn cũng sẽ làm theo như thế. Bé 2 tuổi của bạn sẽ yêu thích sự ngăn nắp và thích thế giới của bé được sắp xếp gọn gàng. Bé ghi nhớ rõ vị trí của những đồ vật và đến khi bé được 3 tuổi hầu như lúc nào bé cũng sẽ có thể cất đồ vật vào vị trí cũ. Bạn có thể giúp con bằng cách vui vẻ nói rằng, "Mẹ tự hỏi các thỏi gỗ này mình sẽ đặt ở đâu khi chúng ta chơi xong? Một môi trường có trật tự giúp con bạn tổ chức trí óc của bé.
  • Hãy làm những gì bạn muốn con bạn làm. Những gì bạn làm quan trọng hơn là những gì bạn nói. Nếu bạn muốn con bạn khi ăn phải ngồi tại bàn thì chính bạn cũng cần phải làm như thế, không được vừa ăn vừa đi lòng vòng, vừa nghe điện thoại hoặc là ăn ở trong xe. Con bạn không thể chấp nhận rằng bạn sẽ làm khác. Nếu con bạn đứng dậy trong bữa ăn hoặc bắt đầu chơi với thức ăn của bé, hãy nói ‘Mẹ thấy con đã ăn xong rồi’, và sau đó dọn dẹp thức ăn của bé. Học cách ngồi yên trong bàn khi ăn sẽ dần dần gia tăng khả năng bé kiểm soát được hành động bốc đồng của mình.
  • Bố trí những khu vực không được vào. Khi bạn bố trí những khu vực miễn vào trong môi trường, bạn giảm thiểu việc tranh cãi. Ví dụ như bạn sử dụng cái khóa an toàn cài ngay tại cánh cửa của cái tủ đựng hương liệu để tránh bé đổ hết chúng đi thì như thế , bạn sẽ khỏi phải khó chịu khi bé làm việc đó!

Sử dụng ngôn ngữ có tính tích cực để đổi hướng chú ý của bé

  • Nêu các đề nghị của bạn trong một câu nói tích cực, không phải tiêu cực. Khi bạn đang nấu ăn, hãy nói ‘Bột sẽ cho vào chén’ thay vì nói ‘Đừng ném bột xuống sàn nhà.’
  • Khi yêu cầu một bé 2 tuổi, hãy nói những gì bạn muốn bé làm. Thay vì ra lệnh ‘Ra khỏi bàn’, bạn nhấc bé khỏi bàn và nói ‘Đặt hai chân xuống sàn nhà’
  • Khi con bạn muốn leo trèo, chạy nhảy trong nhà, hãy chắc chắn rằng bé có nhiều cơ hội để ra bên ngoài trời. Khi bé chạy trong nhà, hãy nói với giọng nói vui vẻ, ‘Đây là cách chúng ta đi trong nhà’ và đi bên cạnh bé để làm mẫu cho bé.
  • Nếu con bạn muốn mua kẹo trong siêu thị, bạn có thể nói, ‘Hôm nay chúng ta sẽ mua táo’. Điều này giúp tập trung vào việc chúng ta đang làm thay vì vào thứ mà chúng ta không đang làm. Thường thì khi con bạn muốn cầm nắm đồ vật từ chiếc xe đẩy siêu thị, thì bé đang tìm tên gọi của món đồ đó. Bạn có thể nói cho bé biết rằng ‘Con muốn cầm quả táo không? Quả táo này màu đỏ. Con có thể ngửi được quả táo này không? Chúng ta hãy mua bốn quả táo nhé. Con có thể giúp mẹ cho những quả táo này vào xe đẩy được không?’ Thuật lại những gì con bạn đang nhìn thấy hoặc đang làm sẽ giúp bé có được một vốn từ vựng và câu văn, giúp bé tiếp tục tham gia vào những gì đang xảy ra và làm bé sao lãng khỏi những gì bé đã muốn ở phút trước.

Tránh có quá nhiều kích thích

  • Sẽ luôn có những lúc khá gây go cho con bạn tự kiểm soát bản thân mình, đặc biệt là khi bé đói, mệt hoặc bị kích thích quá nhiều. Một vài nhà hàng và cửa hiệu có quá nhiều sự kích khích đối với một trẻ nhỏ. Người lớn có khả năng lọc ra ánh sáng chói mắt hoặc những âm thanh chói tai, nhưng trẻ nhỏ thì vẫn còn đang phát triển những khả năng này.
  • Tránh cho bé dùng thực phẩm có chứa cà-phê-in, quá nhiều đường, và tránh cho bé tiếp xúc với vô tuyến truyền hình cũng như là máy vi tính và điện thoại di động.

Hãy dành thời gian

  • Những giới hạn sẽ thay đổi khi con bạn lớn dần lên và phát triển và có thể đảm nhiệm trách nhiệm cho bản thân mình. Bạn phải cùng đồng hành với bé và cần có những sự thay đổi vì một giới hạn đối với trẻ 1 tuổi có thể phù hợp cho bé nhưng lại không phù hợp với trẻ 3 tuổi. Cùng điều chỉnh với bé là điều rất quan trọng bởi vì khi đó bé sẽ cảm thấy bạn tin tưởng bé và điều này cho bé sự tự tin để tự đặt những giới hạn cho chính mình khi bé lớn lên.