Mời bé tham gia vào các hoạt động trong nhà

This content is blocked because Video cookies have not been accepted.
Only Accept Video Cookies

Đối với bạn, có thể việc lau chùi hoặc rửa chén bát không phải là những công việc hứng thú nhưng với trẻ nhỏ thì chúng lại rất yêu thích làm những công việc này. Tham gia vào đời sống trong nhà giúp bé dần dần cảm nhận được mình là một phần của gia đình và cũng bắt đầu nhận thức được việc tự chịu trách nhiệm cho những hành động của mình

Xây dựng một môi trường với các hoạt động hấp dẫn con bạn.

Con bạn yêu thích làm những thứ bạn làm. Điều này giúp bé hiểu được những thói quen thường nhật và lối sống mà bé đang trở thành một phần của nó. Điều này làm bé cảm thấy an toàn và vui vẻ và do vì bé liên kết chặt chẽ với đời sống nhiều hơn, bé bắt đầu trở nên có ý thức về những hậu quả của những việc bé làm.

Những hoạt động mà con bạn sẽ rất thích thú làm tập trung vào hai yếu tố. Yếu tố đầu tiên bao gồm việc tự chăm sóc bản thân vì điều này làm cho bé cảm thấy tự lập hơn. Yếu tố thứ hai liên quan đến việc chăm sóc ngôi nhà và những khu vực xung quanh nó. Bằng cách tham gia vào các hoạt động này, bé bắt đầu hiểu được cách gia đình bạn làm việc qua sự hỗ trợ và hợp tác với nhau. Dưới đây là những công việc điển hình mà con bạn yêu thích làm:
  • Quét bụi, quét nhà, lau dọn, đánh bóng, giặt giũ và chùi rửa
  • Xếp quần áo và cất chúng đi, và phơi khô quần áo
  • Chuẩn bị thức ăn, làm bánh, dọn bàn ăn, rửa và lau khô chén dĩa
  • Làm vườn, quét sân, tưới cây, nhổ cỏ, cào sạch lá và xúc tuyết
  • Chăm sóc thú nuôi bằng cách làm đầy thức ăn và cho nước vào tô
  • Đi siêu thị, xách đồ, lấy thức ăn ra và sắp xếp tủ bếp và kệ
Để bé có thể thực hiện được mọi việc trên xung quanh ngôi nhà, thì những việc này phải có sẵn để bé có thể làm được. Để làm được việc này bạn sẽ cần phải:
  • Cung cấp những dụng cụ, đồ dùng vừa cỡ trẻ – bàn chải, chổi, khăn, tô, giẻ lau nhà, v..v..
  • Đặt những vật này vào một cái tủ với độ cao vừa tầm với trẻ để bé có thể tự mình lấy được và tủ có cửa sao cho bé có thể dễ dàng mở ra.
  • Cho bé một cái ghế đẩu chắc chắn nhưng có trọng lượng nhẹ để bé có thể mang đi và đặt nó vào những nơi làm việc mà bé không thể với tới được khi không có ghế.

Hướng dẫn bé cách thực hiện các hoạt động này

Bạn có thể chỉ dẫn con nhỏ của bạn cách thức làm nhiều việc quanh nhà nếu như bạn lưu ý một vài điều sau
  • Biểu thị chậm rãi khi hướng dẫn bé làm việc nào đó
  • Chắc chắn rằng bạn hướng dẫn theo một chuỗi quy trình rõ ràng
  • Đừng nói trong khi bạn đang dạy trẻ cách thực hiện một việc nào đó
  • Hãy nói với bé là bạn sẽ dạy bé cách làm một việc nào đó như thế nào và sau đó thực hiện các bước nhưng đừng làm cả hai việc cùng một lúc, như thế bé có thể chăm chú nhìn vào tay bạn hoặc chỉ lắng nghe giọng nói của bạn, nhưng bé không cần phải làm cả hai việc này cùng một lúc.
  • Sử dụng mắt để giao tiếp và nở một nụ cười giữa mỗi bước trong quy trình để giúp con bạn duy trì sự hứng thú
  • Hãy để con bạn thử tự mình làm
  • Để bắt đầu bạn có thể cần phải hỗ trợ một phần nhỏ và cùng làm trong hoạt động đó nhưng mục tiêu của bạn là làm ít nhất có thể.
  • Dần dần bạn giảm đi sự giúp đỡ như thế con bạn sẽ nhận ra rằng bé đã tự mình làm được tất cả.

Dành thời gian

  • Con bạn dĩ nhiên sẽ không làm việc như cách mà bạn làm. Có những hoạt động sẽ làm bé tốn nhiều thời gian hơn vì do bé không tập trung vào mục tiêu hoàn thành công việc như bạn. Bé thích thú hơn trong việc được ngụp lặn vào trong những quá trình đó. Trên thực tế, kết quả cuối cùng có thể sẽ bừa bộn hơn so với lúc bé bắt đầu công việc, với xà phòng và nước văng khắp trên sàn nhà. Quá trình thực hiện thì quan trọng hơn rất nhiều cho việc phát triển bên trong của bé hơn cái mục đích có được kết quả là sàn nhà sạch.
  • Cho con bạn thời gian để tiếp tục làm những việc bé có hứng thú làm, thỉnh thoảng sẽ gay go nhưng nó rất cần thiết cho sự phát triển của bé. Tất cả chúng ta đều cần thời gian để tập trung vào một việc nào đó mà không bị gián đoạn để hoàn thiện nó và điều này cũng không khác gì đối với trẻ nhỏ. Khi trẻ nhỏ có cơ hội thực hiện những việc mà chúng có hứng thú muốn làm với chính bàn tay của bé thì dần dần các bé phát triển khả năng kiểm soát làm chủ cơ thể mình. Có thể kiểm soát được cơ thể mình sẽ cũng giúp các bé bắt đầu có khả năng kiểm soát hành vi của chúng.