Trao những lời động viên thay vì lời tán thưởng sáo rỗng

Tạo ra một môi trường nơi mà con bạn cảm thấy được khuyến khích trở nên có ý thức về những hành động của mình

  • Cha mẹ thỉnh thoảng lại sử dụng quá nhiều lời khen với một ý tốt nhằm xây dựng lòng tự trọng của con mình: ‘Con đúng là một người leo núi tuyệt vời, con là một họa sĩ vĩ đại, con rất giỏi khi có thể ngồi im lặng.’ Tuy nhiên, thường thì những lời nhận xét này không thật sự chân thành và điều này dạy cho trẻ lệ thuộc vào lời khen để có động lực làm điều gì đó. Khi chúng ta khen ngợi trẻ nhỏ khi trẻ làm việc nào đó như ăn rau củ hoặc tự mang giày vào thì những gì chúng ta thật sự nói với các bé rằng bé đã làm những gì chúng ta muốn chúng làm. Ngay cả trẻ nhỏ cũng có thể nhận ra khi những lời nhận xét của chúng ta không thành thật và chúng đang bị lợi dụng.
  • Nghiên cứu cho thấy rằng cái văn hóa hiện tại của việc ca ngợi trẻ em quá mức dẫn đến việc trẻ cảm nhận rằng chúng có quyền đối với những việc trong cuộc sống bất kể số lượng nỗ lực mà các bé đã thể hiện. Ca ngợi con nhỏ của chúng ta quá mức làm các bé hoang mang về giá trị của bản thân vì các bé không thể tự đánh giá khả năng của mình trong điều nào đó, nếu chúng ta luôn luôn nói rằng các bé đang làm rất tốt. Điều này không có nghĩa rằng bạn không nên động viên con bạn. Con bạn sẽ phát triển với những lời nói tích cực giống như chúng ta khi những nỗ lực của mình được đồng nghiệp và gia đình đánh giá cao.
  • Nếu chúng ta suy nghĩ về cách chúng ta động viên con trẻ, chúng ta cần làm một số việc nhằm rèn luyện chính bản thân theo một phương thức mới để chúng ta không phải dựa vào cái lối khen ngợi mà ngày nay, chúng ta luôn nghe được quanh ta.

Kết nối con bạn với khả năng bắt đầu có ý thức về các hệ lụy do những hành động của mình

  • Tập trung vào hành động hoặc sự nỗ lực, không tập trung vào cá nhân
    Thay vì nói ‘Con đúng là người trợ giúp giỏi’, hãy nói ‘Cám ơn con đã dọn bàn ăn’. Thay vì nói ‘Con đúng là một người cắt giỏi’, hãy nói ‘Cám ơn con đã cắt những củ cà rốt cho bữa ăn tối’.
  • Nuôi dưỡng sự đồng cảm
    Thay vì nói, ‘Cha/mẹ thích cách con an ủi bạn Anna’, lôi kéo sự chú ý của bé đến sự ảnh hưởng do hành động của bé lên người khác: ‘Nhìn kìa, Anna đã ngừng khóc khi con mang cho bạn một tờ khăn giấy và ôm lấy bạn đó. Bây giờ, bạn ấy chắc hẳn cảm thấy ổn hơn nhiều rồi’. Điều này hoàn toàn khác với ca ngợi, khi trọng tâm là vào cách cảm nhận của bạn.
  • Quan sát trong yên lặng
    Con bạn không mong đợi sự ca ngợi. Bạn có thể sẽ bất ngờ khi thấy con bạn làm việc và chơi một cách kiên trì hơn khi bạn không nói gì cả.
  • Biểu lộ lòng biết ơn
    Khi bạn đang phải vội vã, thay vì nói, ‘Con đang làm chúng ta trễ vì con cứ nhởn nhơ. Nhanh lên và mặc áo khoác của con vào’, hãy nói, ‘Con đang giúp chúng ta đến chỗ nha sĩ đúng giờ bởi con đang mặc áo khoác vào’
  • Quan sát thay vì đánh giá
    Khi con bạn đang xây những hình khối, thay vì nói, ‘Những hình khối của con ở khắp trên sàn nhà’, hãy nói, ‘Con đang sử dụng hết tất cả các hình khối.’ Một sự quan sát có thể tạo nên sự thích thú và suy tư, nhưng một lời phán đoán có thể làm nản lòng.
  • Tìm cơ hội để tự kiểm điểm bản thân
    Thay vì nói, ‘Mẹ rất thích bức tranh của con', hãy nói, ‘Con đã vẽ hết phần bên trái của tờ giấy rồi’. Điều này tập trung vào sự chú ý của con bạn lên bức tranh đang vẽ và không phải chú ý vào ý kiến của bạn về bức tranh. Thay vì nói ‘Đúng là một con ngựa ngoan.’ [có thể không thật sự thành thật], mà hãy nói ‘con đã tô con ngựa đỏ.’ Điều này tập trung vào sự chú ý của con bạn về việc tự đánh giá bức tranh của mình thay vì chú ý đến sự đánh giá của bạn về bức tranh.
  • Chấp nhận rằng khen thưởng là điều không cần thiết
    Cái hoạt động mà con bạn đang tham gia tự nó đã là phần thưởng cho bé. Khi con bạn học cách lột vỏ chuối, niềm vui là ở việc lớp vỏ được lột ra sạch sẽ và để lộ ra quả chuối và niềm vui được ăn quả chuối đó. Khi bé rót đầy chén thức ăn của chú chó và thấy chú chó chạy lại với chiếc đuôi ve vẩy, đó là phần thưởng của bé.
    Nghiên cứu đã cho thấy rằng việc khen thưởng không có tác dụng động viên trẻ em mà nó lại có những hệ quả ngược lại. Khen thưởng làm xói mòn động lực nội tại trong đứa con của bạn. Ngay cả trẻ nhỏ cũng có thể nhận ra rằng này nếu các bé phải được khen thưởng để làm một việc gì đó, thì việc đó có thể không hẳn là một việc tốt để làm!
  • Chấp nhận rằng trừng phạt không có hiệu quả
    Hình phạt cho trẻ nhỏ biết điều không được làm, chứ không phải cái gì nên làm, và nó thường khiến một vấn đề nhỏ trở nên phức tạp hơn. Con bạn có thể chỉ nhớ hình phạt, nhưng không thể thấy có mối quan hệ giữa hình phạt và hành vi gây ra hình phạt đó. Một đứa trẻ nhỏ đã bị phạt có thể cảm thấy bất lực, bị nhục nhã, tỏ ra ngang ngạnh và cảm thấy phẫn uất.
    Nghiên cứu chứng minh rằng sự trừng phạt có hiệu quả tạm thời để ngăn chặn hoạt động sai quấy nhưng lại không có hiệu quả lâu dài trên tác phong và hành xử. Khi trẻ nhỏ bị trừng phạt, người lớn tạm thời giải quyết vấn đề trước mắt và đứa trẻ không học hỏi được cách giải quyết vấn đề về sau một cách lâu dài.
    Ngày nay phương pháp ‘time out’_ 'cho ra ngoài' khá phổ biến trong việc dùng để kiểm soát hành vi của trẻ em. Trong phương pháp ‘time out’, trẻ em thường là bị giữ ngồi yên trong một chiếc ghế, giam vào phòng hoặc bị cách ly trong một không gian, trong một khoảng thời gian đã xác định để tự kiểm soát bản thân và suy ngẫm lại về hành vi của mình. Vấn đề của phương pháp này là nếu đứa trẻ có khả năng suy nghĩ về hành vi của nó, bé có lẽ đã không có những hành vi đó ngay từ đầu. Nhưng quan trọng hơn hết, phương pháp ‘time out’ không cho bé sự hỗ trợ nào để bắt đầu kiểm soát hành vi của mình từ bên trong.

Cho thời gian để nhận thức của bé được hình thành

  • Cần thời gian cho con bạn bắt đầu trở nên có ý thức về những hành động của mình sẽ ảnh hưởng đến người khác như thế nào. Con bạn đang bắt đầu cuộc hành trình của sự tự hình thành bản ngã , cái sẽ tồn tại suốt cuộc đời. Nhưng khi bạn kiên nhẫn và kiên trì sử dụng một phương thức để giúp bé trở nên có ý thức về hành vi của mình thay vì là khen ngợi quá mức, phê phán hoặc chỉ trích bé, bé sẽ dần dần trở nên có ý thức về hành vi của chính mình và bắt đầu tự kiểm soát bản thân.